Tết Đoan Ngọ – Nét Đẹp Văn Hóa Việt

Tết Đoan Ngọ – Nét Đẹp Văn Hóa Việt

tet doan ngo

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (ảnh: sưu tầm Internet)

Tháng tư đong đậu nấu chè

Ăn tết Đoan Ngọ, nhớ về tháng năm

Câu ca dao xưa gợi nhớ về cái tết quan trọng thứ hai trong tâm thức người Việt (sau Tết Nguyên Đán), đó là Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương, Tết Diệt Sâu Bọ hay Tết Giữa Năm diễn ra vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch. Truyền thống ngàn đời, mùng 5 tháng 5, nhà nhà sắm sửa mâm cỗ gồm nhiều loại quả dân dã như mận, vải, bánh tro, rượu nếp, thịt vịt, …dâng cúng tổ tiên ông bà. Cùng với đó là tục “diệt sâu bọ” giúp thân thể khỏe mạnh, an khang.

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA

Có rất nhiều lý giải cho nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ.

1.Tên gọi Đoan Ngọ được lý giải như sau: “Đoan” có nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ đến 13 giờ chiều). Đoan Ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Người Việt sống nhờ nghề trồng lúa nước, cần quan sát thời tiết để phục vụ canh tác. Tết Đoan Ngọ đánh dấu cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết.

2. Sử sách ghi chép rằng, người Việt xưa ăn tết vào tháng 11 âm lịch (gọi là tháng Tí). Do vậy, tháng 5 là thời điểm giữa năm, cùng lúc với việc kết thúc vụ Chiêm bước vào vụ Mùa. Tết Đoan Ngọ (tết Nửa Năm) cần cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, mừng mùa vụ bội thu.

3. Một truyền thuyết khác được kể lại như sau. Một năm mùa màng bội thu, sâu bọ kéo đến ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Một ông lão tự xưng Đôi Truân chỉ cho mỗi nhà lập đàn cúng gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà vận động thể dục. Người dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đều bỏ đi mất. Theo phong tục, hàng năm người Việt đều làm mâm cúng như thế để diệt trừ sâu bọ, bảo vệ lương thực. Từ đó, Tết Đoan Ngọ được gọi một cách dân dã là tết Diệt Sâu Bọ.

tet diet sau bo

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Diệt Sâu Bọ (ảnh: sưu tầm Internet)

PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG

1. Dâng cúng tổ tiên

Theo phong tục, thời điểm thích hợp nhất để bày mân cúng là từ 11h sáng đến 1h trưa. Tùy vào phong tục của từng miền, mâm cúng thường có những lễ vật sau:

+ Hương, hoa, vàng mã

+ Rượu nếp tết đoan ngọ

+ Nếp cẩm

+ Nước

+ Các loại hoa quả (mận, vải, xoài, dưa hấu,…)

+ Xôi, chè

+ Bánh tro

Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ (ảnh: sưu tầm Internet)

2.Diệt sâu bọ

Dân gian quan niệm, bộ phận tiêu hóa của con người có các ký sinh gây hại, khó diệt trừ do nằm sâu trong bụng. Duy nhất ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, chúng thường ngoi lên. Do đó, chúng ta có thể diệt trừ bởi những loại thức ăn, hoa quả có vị chua, chát, đặc biệt là cơm rượu nếp. Nên ăn vào lúc sáng sớm, khi vừa ngủ dậy, chưa làm vệ sinh cá nhân để đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài hai phong tục chính kể trên, còn một số điều người Việt thường làm trong tết Đoan Ngọ như sau:

+ Treo bùa ngãi trừ tà.

+ Đi sêu, học trò đi lễ thầy cô, lễ thầy lang.

+ Nhuộm móng tay móng chân.

+ Tắm nước lá mùi, khảo cây lấy quả: lá ổi, lá vằng, lá chanh…

+ Hái thuốc vào giờ Ngọ (đinh lăng, lá mùi, ngải cứu) phơi khô dùng chữa bệnh…

+ Ăn những món ngon thơm mùa nếp mới, uống rượu, thưởng thức các loại đặc sản trái cây vào mùa trên tinh thần gắn kết, đoàn viên gia đình…

Ngày nay, phong tục ăn Tết Đoan Ngọ đã phần nào thay đổi, đơn giản hơn ngày xưa. Tuy nhiên, giá trị và ý nghĩa vẫn vẹn nguyên trong tâm thức và đời sống người Việt. Bởi lẽ, văn hóa và phong tục truyền thống chẳng thể nào mai một được.

Đọc thêm những tin khác tại đây

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x