Tết Đoan Ngọ – 5 Món Ăn Không Thể Thiếu

Tết Đoan Ngọ – 5 Món Ăn Không Thể Thiếu

Tết Đoan Ngọ Trong Tâm Thức Người Việt

Tet Doan Ngo

Ảnh: Internet

Sau tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ là cái tết quan trọng thứ hai trong đời sống người Việt. Tết Đoan Ngọ, còn gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Theo đó, Đoan là mở đầu, Ngọ là giữa trưa;  còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Ngoài ra, tết Đoan Ngọ còn có một cái tên khác, dân dã hơn là tết Diệt Sâu Bọ. Từ xa xưa, ông bà tin rằng tháng năm âm lịch là thời điểm chuyển mùa, rất dễ phát sinh sâu bọ gây dịch bệnh, ảnh hưởng mùa màng. Từ đó, hình thành nhiều phong tục diệt sâu bọ, trừ dịch bệnh theo kinh nghiệm dân gian.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, có rất nhiều món ăn truyền thống đặc sắc bao gồm bánh ú, bánh gio, cơm rượu, trái cây, chè… Đây là những món ăn vừa ngon miệng lại có tác dụng diệt sâu bọ theo dân gian.

Cơm rượu

Com ruou

Ảnh: Internet

Người xưa quan niệm thực phẩm có vị chua, cay, ngọt, nóng có thể giết chết các loại giun, sán, ký sinh trùng, vi khuẩn … trong cơ thể. Do đó, cơm rượu là món ăn không thể thiếu trong dịp tết Đoan Ngọ. Cơm rượu có mùi thơm nồng  của gạo nếp lên men, làm cho “côn trùng” “say” và bị tiêu diệt. Đều được làm từ gạo nếp lên men nhưng cơm rượu mỗi vùng miền sẽ khác nhau đôi chút.

Miền Bắc thường chế biến cơm rượu từ nếp cẩm, từng hạt rời nhau. Ở miền Trung, người ta thường ép cơm rượu thành từng khối. Còn ở miền Nam người ta sẽ vo cơm rượu thành từng viên tròn.

Bánh Gio

banh gio

Ảnh: Internet

Ở miền Bắc, bánh gio là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Bánh được làm từ gạo nếp và ngâm nước tro trước khi gói. Hương vị của bánh phụ thuộc vào loại nước tro ngâm nếp cũng là bí quyết riêng của người gói.  Có nhà đốt vỏ bưởi khô, có nhà dùng vỏ quả thầu dầu, cây vừng hay rơm nếp…

Tháng năm tiết trời nóng nực, chiếc bánh gio có hương vị thanh mát là thức quà không thể thiếu. Mọi người thường ăn bánh kèm với mật mía ngọt dịu, dẻo thơm để tôn thêm hương vị của chiếc bánh dân dã này.

Trái Cây Tươi

Tháng năm âm lịch là thời điểm chín vụ của nhiều loại trái cây. Theo quan niệm của người xưa, trên mâm cúng Đoan Ngọ không thể thiếu những loại cây như mận, vải, măng cụt, đào, chôm chôm…Trong đó, phổ biến nhất là vải và mận. Sự hiện diện của các loại trái cây trên mâm cúng còn tượng trưng cho mong muốn cây trái sinh trưởng tốt tươi, mùa màng bội thu.

Chè Trôi Nước

troi nuoc

Ảnh: Internet

Ở miền Nam, mâm cúng những dịp lễ tết quan trọng không thể thiếu sự hiện diện của món chè trôi nước. Theo quan niệm dân gian, chè trôi nước được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh, có khả năng diệt trừ sâu bọ vào ngày mùng 5 tháng 5.

Chén chè trôi nước đúng điệu được ăn chung với nước đường nếu với gừng, thêm chút nước cốt dừa và mè trắng.

Thịt vịt

Ở các tỉnh miền Trung, thịt vịt là món ăn không thể thiếu vào dịp Đoan Ngọ. Dân gian quan niệm, vịt có tính mát, thích hợp ăn vào thời tiết nóng nực. Ngoài ra, từ tháng năm trở đi, vịt đã đủ lớn, béo và không bị hôi lông. Món ăn từ vịt cũng rất đa dạng và phong phú, vịt luộc, nấu cháo, nấu măng, quay, nấu miến…

Không kéo dài như tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ chỉ diễn ra trong vòng một ngày. Tuy nhiên, Đoan Ngọ vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt. Đây không chỉ là dịp giết sâu bọ theo quan niệm dân gian mà còn là dịp để gia đình quây quần, đoàn tụ.

Đọc thêm những tin tức khác tại đây

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x